Tư vấn an toàn bức xạ » Một nguồn phóng xạ để đưa vào hoạt động hợp pháp, nó sẽ trải qua 1 số việc như sau:
Chi tiết:
Bước 1: Nhập khẩu và vận chuyển nguồn phóng xạ từ nước ngoài về VN
- Hầu hết nguồn phóng xạ đều phải nhập khẩu, ở Việt Nam chỉ có một số ít đồng vị phóng xạ sử dụng trong y học hạt nhân được sản xuất ở lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt, còn lại đều phải nhập khẩu từ Đức, Mỹ, Anh, Nga, Trung Quốc, Séc,...
- Cần liên hệ với hãng sản xuất nguồn để mua lõi nguồn và container vận chuyển nguồn đi kèm,
- Khi tiến hành Nhập khẩu là phải có giấy phép nhập khẩu để Hải quan cho phép nhập về Việt Nam và hãng sản xuất nguồn bao giờ cũng yêu cầu khách hàng từ phía Việt Nam xin giấy phép nhập khẩu vận chuyển nguồn phóng xạ trước rồi gửi bản scan dịch sang tiếng Anh cho họ rồi họ mới tiến hành sản xuất nguồn theo yêu cầu;
- Cần liên hệ với hãng sản xuất nguồn để mua lõi nguồn và container vận chuyển nguồn đi kèm,
- Khi tiến hành Nhập khẩu là phải có giấy phép nhập khẩu để Hải quan cho phép nhập về Việt Nam và hãng sản xuất nguồn bao giờ cũng yêu cầu khách hàng từ phía Việt Nam xin giấy phép nhập khẩu vận chuyển nguồn phóng xạ trước rồi gửi bản scan dịch sang tiếng Anh cho họ rồi họ mới tiến hành sản xuất nguồn theo yêu cầu;
- Vận chuyển là phải có giấy phép vận chuyển để được phép vận chuyển nguồn phóng xạ này từ ga hàng hóa cảng hàng không quốc tế (sân bay) hoặc cảng biển về chân công trình. Các nguồn phóng xạ vận chuyển đi đâu cũng cần giấy phép vận chuyển (trừ khi vận chuyển trong nội bộ nhà máy hoặc đường công cộng dưới 10km).
Bước 2: Lưu kho nguồn phóng xạ trong trường hợp nguồn về chưa kịp lắp đặt sử dụng sớm
- Theo quy định trên giấy phép nhập khẩu vận chuyển nguồn phóng xạ, các nguồn phóng xạ sau khi nhập khẩu đưa về nhà máy, trong vòng 30 ngày mà chưa lắp đặt nguồn lên dây chuyền để sử dụng thì phải xin giấy phép lưu giữ nguồn tại cơ sở.
- Trong trường hợp có chậm trễ một thời gian ngắn thì có thể làm công văn giải trình cơ quan chức năng, còn trong trường hợp dự án kéo dài thì vẫn phải làm thủ tục lưu kho để đảm bảo an toàn an ninh cho nguồn phóng xạ.
- Trong trường hợp có chậm trễ một thời gian ngắn thì có thể làm công văn giải trình cơ quan chức năng, còn trong trường hợp dự án kéo dài thì vẫn phải làm thủ tục lưu kho để đảm bảo an toàn an ninh cho nguồn phóng xạ.
- Cơ sở phải làm kho đảm bảo an toàn, an ninh để lưu giữ nguồn.
Bước 3: Xin cấp phép và đưa vào sử dụng nguồn phóng xạ
- Cơ sở phải xin giấy phép sử dụng nguồn phóng xạ để có thể sử dụng một cách hợp pháp phòng bị thanh tra mà không có giấy phép sử dụng là bị phạt theo quy định của nghị định 107/2013/NĐ-CP.
- Các công việc chính để ra được giấy phép sử dụng nguồn phóng xạ là:
+ Tổ chức đào tạo an toàn bức xạ theo loại hình thiết bị đo hạt nhân sử dụng nguồn phóng xạ, loại hình soi chiếu, chiếu xạ,.... cho người phụ trách an toàn bức xạ và nhân viên vận hành, người phụ trách an toàn bức xạ và nhân viên vận hành sẽ phải khám sức khỏe chung.
+ Cung cấp liều kế và kí hợp đồng đọc liều kế cho các nhân viên tham gia vận hành.
+ Thuê đơn vị dịch vụ tiến hành kiểm xạ và lập báo cáo kiểm xạ.
+ Lập hồ sơ xin phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố.
+ Lập hồ sơ khai báo cấp phép sử dụng bổ sung theo thông tư 08/2010/TT-BKHCN.
+ Làm việc với Cục ATBXHN nộp hồ sơ và các lệ phí cấp phép, chứng chỉ, phê duyệt,... Việc này có thể ủy quyền cho đơn vị dịch vụ thực hiện thông qua hợp đồng dịch vụ an toàn bức xạ.
+ Tổ chức đào tạo an toàn bức xạ theo loại hình thiết bị đo hạt nhân sử dụng nguồn phóng xạ, loại hình soi chiếu, chiếu xạ,.... cho người phụ trách an toàn bức xạ và nhân viên vận hành, người phụ trách an toàn bức xạ và nhân viên vận hành sẽ phải khám sức khỏe chung.
+ Cung cấp liều kế và kí hợp đồng đọc liều kế cho các nhân viên tham gia vận hành.
+ Thuê đơn vị dịch vụ tiến hành kiểm xạ và lập báo cáo kiểm xạ.
+ Lập hồ sơ xin phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố.
+ Lập hồ sơ khai báo cấp phép sử dụng bổ sung theo thông tư 08/2010/TT-BKHCN.
+ Làm việc với Cục ATBXHN nộp hồ sơ và các lệ phí cấp phép, chứng chỉ, phê duyệt,... Việc này có thể ủy quyền cho đơn vị dịch vụ thực hiện thông qua hợp đồng dịch vụ an toàn bức xạ.
Bước 4: Sau khi đã có đủ 4 cái trên, các công việc cơ sở phải làm hằng năm định kỳ là
- Kiểm xạ định kỳ hằng năm;
- Theo dõi liều kế định kỳ;
- Đào tạo người mới, cung cấp liều kế mới cho người mới.
- Xin gia hạn các giấy phép khi hết hạn (các giấy phép nói trên đều có thời hạn của nó là 3 năm hoặc 5 năm, các chứng nhận đào tạo an toàn bức xạ có hạn 3 năm)
XEM THÊM TƯ VẤN KHÁC:

