Tư vấn an toàn bức xạ » Những thay đổi về quy định lập phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ
Chi tiết:
Sau khi luật năng lượng nguyên tử ra đời năm 2008 nhằm mục đích có cơ sở pháp lý cho việc phát triển nhà máy điện hạt nhân trong tương lai cũng như làm cơ sở xây dựng hệ thống pháp quy an toàn hạt nhân, an toàn bức xạ thì việc quy định về phòng và ứng phó sự cố bức xạ mới bắt đầu rõ ràng hơn. Luật năng lượng nguyên tử là văn bản pháp quy có tính pháp lý cao nhất trong hệ thống văn bản liên quan đến an toàn bức xạ và hạt nhân, tiếp theo là các nghị định của chính phủ và các thông tư của Bộ KHCN.
Theo thời gian, ở nước ta dần đã xảy ra nhiều sự cố về nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ. Đó là những sự cố mất nguồn phóng xạ, sự cố máy gia tốc trong phòng nghiên cứu...thì việc cần thiết có những quy định cụ thể hướng dẫn các cơ sở bức xạ xây dựng và xin phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ đã ra đời.
Năm 2012, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cho ra đời thông tư 24/2012/TT-BKHCN về việc hướng dẫn lập và xin phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ.
Trong khoảng từ năm 2012 đến 2014 đã xảy ra vụ mất nguồn phóng xạ ở nhà máy thép Polima, mất nguồn phóng xạ trong chụp ảnh phóng xạ công nghiệp ở TP HCM...và tiếp theo năm 2014, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cho ra đời thông tư 25/2014/TT-BKHCN với cùng mục đích như thông tư 24, tuy nhiên thông tư này quy định rõ hơn về việc xây dựng quy trình ứng phó sự cố, quy định về vai trò trách nhiệm của từng thành viên trong Ban chỉ huy ứng phó sự cố...đồng thời các hồ sơ xin cấp phép cũng theo đó phải cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ theo thông tư mới.
Đối với các đơn vị sử dụng nguồn phóng xạ, máy gia tốc thì việc xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố, cũng như nắm chắc các vấn đề trong hồ sơ đã lập này là rất cần thiết, bởi vì một khi chủ quan để xảy ra sự cố thì thiệt hại của nó là rất lớn đối với cơ sở.
Hiện nay chúng tôi đã có kinh nghiệm xây dựng loại hồ sơ này cho hàng chục đơn vị. Tuy nhiên chắc chắn trong tương lai sẽ còn nhiều thay đổi tùy theo quy định của Bộ KHCN.
Chúng tôi hi vọng có cơ hội được hợp tác và cung cấp dịch vụ tư vấn về hồ sơ kế hoạch ứng phó giúp Quý doanh nghiệp đảm bảo an toàn hơn, chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn bức xạ và ứng phó sự cố nguồn bức xạ.
Theo thời gian, ở nước ta dần đã xảy ra nhiều sự cố về nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ. Đó là những sự cố mất nguồn phóng xạ, sự cố máy gia tốc trong phòng nghiên cứu...thì việc cần thiết có những quy định cụ thể hướng dẫn các cơ sở bức xạ xây dựng và xin phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ đã ra đời.
Năm 2012, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cho ra đời thông tư 24/2012/TT-BKHCN về việc hướng dẫn lập và xin phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ.
Trong khoảng từ năm 2012 đến 2014 đã xảy ra vụ mất nguồn phóng xạ ở nhà máy thép Polima, mất nguồn phóng xạ trong chụp ảnh phóng xạ công nghiệp ở TP HCM...và tiếp theo năm 2014, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cho ra đời thông tư 25/2014/TT-BKHCN với cùng mục đích như thông tư 24, tuy nhiên thông tư này quy định rõ hơn về việc xây dựng quy trình ứng phó sự cố, quy định về vai trò trách nhiệm của từng thành viên trong Ban chỉ huy ứng phó sự cố...đồng thời các hồ sơ xin cấp phép cũng theo đó phải cập nhật Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ theo thông tư mới.
Đối với các đơn vị sử dụng nguồn phóng xạ, máy gia tốc thì việc xây dựng Kế hoạch ứng phó sự cố, cũng như nắm chắc các vấn đề trong hồ sơ đã lập này là rất cần thiết, bởi vì một khi chủ quan để xảy ra sự cố thì thiệt hại của nó là rất lớn đối với cơ sở.
Hiện nay chúng tôi đã có kinh nghiệm xây dựng loại hồ sơ này cho hàng chục đơn vị. Tuy nhiên chắc chắn trong tương lai sẽ còn nhiều thay đổi tùy theo quy định của Bộ KHCN.
Chúng tôi hi vọng có cơ hội được hợp tác và cung cấp dịch vụ tư vấn về hồ sơ kế hoạch ứng phó giúp Quý doanh nghiệp đảm bảo an toàn hơn, chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn bức xạ và ứng phó sự cố nguồn bức xạ.
XEM THÊM TƯ VẤN KHÁC:

